Công chứng thụ ủy phát sinh khi nào?

   Trong thực tế hành nghề công chứng nhiều trường hợp người dân muốn làm hợp đồng ủy quyền công chứng nhưng gặp khó khăn khi 2 bên không có điều kiện để cùng đến một nơi lập và ký kết hợp đồng ủy quyền công chứng. Trường hợp này, người dân có thể lựa chọn thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền thụ ủy Bên ủy quyền có thể đến tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú hiện tại để công chứng hợp đồng ủy quyền. Sau đó, bên ủy quyền chuyển hợp đồng đã được công chứng cho bên kia để họ đến tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền

Khi công chứng hợp đồng ủy quyền tại khoản 2 – điều 55 Luật Công chứng quy định:

Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền

  1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
  2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền. 

Vậy trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền thụ ủy như thế nào? Văn phòng công chứng Phạm Đức Trường sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục này:

I. Đối với Bên ủy quyền (khi thực hiện công chứng tại VPCC Phạm Đức Trường)

Bên ủy quyền sẽ thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền ở nơi cư trú xong sẽ gửi về cho bên được ủy quyền để yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi bên được ủy quyền cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, qua đó hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

  1. Hồ sơ cần cung cấp khi yêu cầu công chứng (bản gốc)

–         CMND/CCCD/CMQĐ/CMSQ/CMCA/Hộ chiếu phổ thông;

–         Hộ khẩu/ Tạm trú/ Xác nhận hộ khẩu;

–         Đăng ký kết hôn/Trích lục kết hôn/Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

–        Giấy tờ chứng minh nội dung ủy quyền như: giấy tờ nhà đất, hợp đồng mua bán, giấy chứng nhận đăng ký xe………

  1. Thủ tục

2.1.Nộp hồ sơ

Người yêu cầu công chứng (YCCC) cung cấp bản gốc trực tiếp hoặc chụp bản gốc gửi mail: congchungvietluat@gmail.com

2.2.Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

– Nếu hồ sơ đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì VPCC thông báo với Người YCCC về: phí, thù lao công chứng, lịch hẹn ký công chứng trừ khi Người YCCC có yêu cầu khác. Người YCCC có quyền đề nghị xem dự thảo văn bản công chứng (VBCC) khi đã chuyển phí theo thông báo của VPCC.

– VPCC tư vấn, hướng dẫn, giải thích và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ thiếu hoặc từ chối nếu không đủ cơ sở công chứng

2.3. Công chứng hợp đồng, giao dịch

Bên ủy quyền, giao dịch có mặt theo lịch hẹn với VPCC, xuất trình đầy đủ hồ sơ YCCC bản gốc, công chứng và nhận kết quả.

  1. Lưu ý

–  Trường hợp là tài sản riêng của vợ/chồng cần cung cấp: Thỏa thuận phân chia tài sản riêng/Văn bản cam kết tài sản riêng;

– Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp tham gia giao dịch cần cung cấp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Biên bản họp của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị/Đại hội cổ đông/Quyết định của chủ sở hữu; CMND/CCCD/Hộ chiếu phổ thông của người đại diện cho pháp nhân ký Hợp đồng công chứng.

– Trường hợp Người YCCC không đọc, viết được thì phải mời 02 (hai) người làm chứng.

– Trường hợp Người YCCC không thông thạo tiếng Việt thì phải mời người phiên dịch.

– Hồ sơ cần cung cấp thêm đối với 2 trường hợp trên: CMND/CCCD/Hộ chiếu phổ thông của người làm chứng/ người phiên dịch, Bằng đại học về chuyên ngành ngôn ngữ cần dịch

– Việc hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của Người YCCC cũng có thể ảnh hưởng tới thủ tục công chứng. Đại diện Người YCCC khi liên hệ với VPCC cần thông tin chi tiết vấn đề này để được tư vấn pháp lý, tránh bị từ chối khi Công chứng viên phát hiện tại thời điểm công chứng hoặc thông báo muộn, làm mất thời gian của các bên.

II. Đối với Bên được ủy quyền (khi thực hiện công chứng thụ ủy tại VPCC Phạm Đức Trường)

Sau khi nhận được hồ sơ công chứng ủy quyền của Bên ủy quyền gửi, Bên được ủy quyền sẽ liên hệ với Văn phòng công chứng tại nơi cư trú để thực hiện công chứng thụ ủy:

  1. Hồ sơ cần cung cấp khi yêu cầu công chứng (bản gốc)

–         CMND/CCCD/CMQĐ/CMSQ/CMCA/Hộ chiếu phổ thông;

–         Hộ khẩu/ Tạm trú/ Xác nhận hộ khẩu;

–         Đăng ký kết hôn/Trích lục kết hôn/Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

–         Hợp đồng ủy quyền

–        Giấy tờ chứng minh nội dung ủy quyền như: giấy tờ nhà đất, hợp đồng mua bán, giấy chứng nhận đăng ký xe………(riêng đối với giấy tờ chứng minh nội dung ủy quyền nếu không cung cấp được bản gốc khách hàng có thể cung cấp bản sao chứng thực thời hạn không quá 06 tháng)

  1. Thủ tục

2.1.Nộp hồ sơ

Người yêu cầu công chứng (YCCC) cung cấp bản gốc trực tiếp hoặc chụp bản gốc gửi mail: congchungvietluat@gmail.com

2.2.Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

– Nếu hồ sơ đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì VPCC thông báo với Người YCCC về: phí, thù lao công chứng, lịch hẹn ký công chứng trừ khi Người YCCC có yêu cầu khác. Người YCCC có quyền đề nghị xem dự thảo văn bản công chứng (VBCC) khi đã chuyển phí theo thông báo của VPCC.

– VPCC tư vấn, hướng dẫn, giải thích và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ thiếu hoặc từ chối nếu không đủ cơ sở công chứng

2.3. Công chứng hợp đồng, giao dịch

Bên được ủy quyền, giao dịch có mặt theo lịch hẹn với VPCC, xuất trình đầy đủ hồ sơ YCCC bản gốc, công chứng và nhận kết quả.

  1. Lưu ý

– Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp tham gia giao dịch cần cung cấp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Biên bản họp của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị/Đại hội cổ đông/Quyết định của chủ sở hữu; CMND/CCCD/Hộ chiếu phổ thông của người đại diện cho pháp nhân ký Hợp đồng công chứng.

– Trường hợp Người YCCC không đọc, viết được thì phải mời 02 (hai) người làm chứng.

– Trường hợp Người YCCC không thông thạo tiếng Việt thì phải mời người phiên dịch.

– Hồ sơ cần cung cấp thêm đối với 2 trường hợp trên: CMND/CCCD/Hộ chiếu phổ thông của người làm chứng/ người phiên dịch, Bằng đại học về chuyên ngành ngôn ngữ cần dịch

– Việc hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của Người YCCC cũng có thể ảnh hưởng tới thủ tục công chứng. Đại diện Người YCCC khi liên hệ với VPCC cần thông tin chi tiết vấn đề này để được tư vấn pháp lý, tránh bị từ chối khi Công chứng viên phát hiện tại thời điểm công chứng hoặc thông báo muộn, làm mất thời gian của các bên.